Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

Giới thiệu nha khoa

 


Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

QUY TRÌNH VÔ TRÙNG DỤNG CỤ

Cảnh báo!!! Bị lây nhiễm viêm gan B,C và các bệnh lây qua đường máu khi đi làm răng
NGUY CƠ CAO, LẠI CHÌM LẤP
Bạn không chết vì một cái răng đau nhưng bạn có thể sẽ chết vì viêm gan siêu vi B, một trong những bệnh dễ dàng lây nhiễm qua đường máu trong những thủ thuật như nhổ răng, chữa tủy răng không vô trùng. Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm đang ngày càng tỏ ra khó lường như hiện nay (Báo cáo của Cục Y tế Dự phòng 2018 cho thấy, tại Việt Nam có khoảng 10 triệu người nhiễm viêm gan B và gần 1 triệu nhiễm vi rút viêm gan C. Viêm gan đã trở thành nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong - nguồn: dantri.com.vn/suc-khoe/ty-le-viem-gan-vi-rut-tai-tai-viet-nam-cao-nhat-khu-vuc-tay-thai-binh-duong-20180724183555704.htm), việc lây nhiễm trong quá trình cung cấp các dịch vụ nha khoa càng cần được lưu ý hơn.
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất truyền theo đường máu như HIV, viêm gan siêu vi B,C… và cả lây truyền qua đường tiêu hóa như tay chân miệng, viêm dạ dày vi khuẩn HP, E.coli viêm gan siêu vi A đều có thể lây truyền qua việc tưởng chừng đơn giản như cạo vôi răng, nhổ răng mà dụng cụ không được vô trùng
Cho tới nay, chưa thấy báo cáo chính thức nào về những trường hợp bị lây nhiễm HIV, viêm gan B... sau khi đi làm răng , nhưng về nguyên tắc chúng ta có thể bị những bệnh nguy hiểm này nếu sử dụng các dụng cụ chưa được vô trùng trong quá trình làm các thủ thuật chăm sóc răng miệng.
Thực tế hiện nay, việc vô trùng dụng cụ phần lớn phụ thuộc vào ý thức và cam kết của chủ các phòng nha. Do vậy, nơi nào có ý thức tôn trọng triệt để nguyên tắc vô trùng thì bệnh nhân được nhờ, còn nếu tắc trách thì bệnh nhân lãnh đủ̉ .
------------------------------------------------------------------------
    Mọi người đi làm răng thường chỉ quan tâm làm sao cho đẹp, hay làm sao hết đau chứ ít để ý tới vấn đề vô trùng trong nha khoa. Vậy Nha Khoa Vcare nhắc nhở bạn khi đi làm răng cần chú trọng để có được hàm răng vừa khỏe đẹp nhưng phải an toàn.. Mách bạn để bảo vệ mình nhé:
️ Trước khi đi làm răng: tìm hiểu trước cơ sở Nha khoa đủ uy tín (bao gồm: đội ngũ nhân lực, cơ sơ vật chất có đủ dụng cụ và quy trình nữa bạn nhé). Có thể gọi điện trực tiếp hay nhắn tin qua facebook cơ sở đó hỏi trước.
️ Khi đến cơ sở nha khoa: hỏi xem về quy trình vô trùng và thiết bị tiệt trùng, quan sát xem nhân viên tại đó làm việc có đảm bảo vô trùng không nha.

️ Khi phát hiện thiết bị đã tiếp xúc với máu và dịch của người khác mà nhân viên lại dùng cho bạn thì kiên quyết từ chối nhé.


---------------------------------------------------------------------
Nha Khoa Vcare cam kết tôn trọng tiệt để các nguyên tắc vô trùng.. Mời mọi người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe Răng Miệng tới cảm nhận và giám sát nhé!

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

SÂU RĂNG VÀ PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG NHƯ THẾ NÀO?

SÂU RĂNG VÀ PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG NHƯ THẾ NÀO?
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

LẤY CAO RĂNG


    1. Cao răng là gì?



    Tùy mức độ cao răng có thể tạm phân thành 3 độ như trên

    2. Biến chứng cao răng

    3. Những vấn đề thường gặp khi cạo vôi răng

    - Chảy máy nướu: ít – nhiều, sẽ cầm máu sau khi lấy sạch cao
    - Ê buốt răng: không – nhiều, phụ thuộc vào cơ địa, mức tụt nướu, độ cao răng. Vùng răng cửa giữa hàm dưới thường gặp nhất. đa số hết ê sau khi thực hiện xong.
    - Đau: ít gặp, chủ yếu khi đã có biến chứng viêm nướu
    - Hở kẽ răng: không làm hở kẽ và không làm tụt nướu như nhiều người nhầm tưởng, do những mảng cao(bản chất là vi khuẩn, thức ăn bị vôi hóa) lấp đầy kẽ răng do vậy sau khi làm sạch thì có cảm giác hở rộng, nhưng thật ra là răng này đã bị hở kẽ và tụt nướu( bệnh nha chu) từ trước.
    - Mòn răng: không ảnh hưởng, vì đầu cạo cao cơ chế rung chứ không chà xát hay cọ mòn bề mặt răng
    -  Phụ nữ mang thai có nên lấy cao: tất cả mọi người đều nên lấy cao định kì kể cả thai phụ, chỉ chống chỉ định đối với những người đang đeo máy trợ tim, người bị bệnh lý về máu khó đông.

    4. Lấy cao răng tại Nha Khoa Vcare có gì khác?

    PHẪU THUẬT CẮT NƯỚU ĐIỀU TRỊ CƯỜI HỞ LỢI


      1.Cười hở lợi là gì?


          Một nụ cười đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố: Răng, môi, lợi. Khi cười phần lợi lộ quá nhiều trên 3mm kể từ chân răng đến vành môi trên thì được gọi là cười hở lợi. Cười hở lợi không phải là một bệnh lý và cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, việc cười hở lợi ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý. Với hi vọng lấy lại nụ cười đẹp và tự tin trong giao tiếp thì nhiều bạn đã chọn phương pháp phẫu thuật cắt lợi làm dài răng.

      2.Các nguyên nhân gây cười hở lợi như :

      Cười hở lợi do xương hàm · Xương ổ răng quá dày và gồ khiến cho nướu bị đẩy ra trước.
      · Vòm xương hàm phát triển quá mạnh, sai khớp cắn răng đưa ra ngoài nhiều.
      Cười hở lợi do răng · Nếu chiều cao của răng quá ngắn sẽ tạo ra sự không tương xứng giữa chiều cao răng với lợi.
      · Cho nên khi cười, môi kéo lên, dù cơ nâng môi hoàn toàn bình thường thì lợi vẫn bị hở ra khá nhiều.
      Cười hở lợi do môi gây ra · Khi trường lực co vòng môi quá lớn sẽ làm cho môi bị nâng kéo theo chiều lên cao hơn bình thường làm lộ chiều lợi dù tỷ lệ lợi và răng hoàn toàn cân đối.
      Cười hở lợi do nướu · Lợi phát triển mạnh bẩm sinh khiến cho lợi dài và dày nên cười dễ bị lộ.
      · Lợi phì đại do sang chấn từ các bệnh lý như viêm lợi,…
      · Lợi bám thấp, chiếm quá nhiều chiều cao thân răng tính từ gốc răng.

      3. Các phương pháp điều trị:

      Giải pháp điều trị cười hở lợi cho từng trường hợp.
           👉Với trường hợp thân răng ngắn, giải pháp điều trị là phẫu thuật làm dài thân răng, đây là trường hợp phổ biến nhất. 

           👉Với môi trên ngắn, giải pháp điều trị là phẫu thuật tạo hình làm dài môi trên.
           👉Với cường cơ nâng môi trên, giải pháp điều trị là làm yếu cơ nâng môi trên hoặc cắt cơ nâng môi trên.
           👉Với quá triển xương ổ răng thì giải pháp là chỉnh nha làm lún răng hoặc phẫu thuật di dời hàm trên lên trên. Hiện nay, giải pháp chỉnh nha có thể làm lún 8 - 10mm, nên không cần phải phẫu thuật chỉnh nha di dời hàm trên.
           👉Trường hợp do nhiều nguyên nhân phối hợp, cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.

      4. Quy trình:


      5. Một số hình ảnh thực hiện tại Nha Khoa Vcare




      Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

      CHỮA TỦY RĂNG


        1. Chữa tủy là gì?


               Mỗi răng trên cung hàm được nuôi dưỡng bởi 1 hệ thống mạch máu & thần kinh gọi là tủy răng. Do một nguyên nhân nào đó mà vi khuẩn từ bên ngoài (từ sâu răng hay nướu xung quanh răng) hoặc do chấn thương sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng tủy răng gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Nếu như trước đây nguy cơ mất răng do viêm tủy gần như là tuyệt đối, thì quy trình điều trị nội nha – chữa tủy răng của nha khoa hiện đại ngày nay cho phép gia tăng cơ hội cứu giữ răng tự nhiên cho bệnh nhân lên gấp nhiều lần. Chữa tủy (chuyên còn gọi là điều trị nội nha) là một quy trình giúp lấy sạch tủy răng bị tổn thương, trám kín lại ống chứa tủy và phục hồi răng.
        2. Vì sao khi răng bị viêm tủy bạn cần nên điều trị?
        Đây là những lý do bạn không nên trì hoãn điều trị khi răng bị viêm tủy:
        👉Chấm dứt cơn đau. Điều trị tủy không làm tăng sự đau đớn mà giúp bạn kiểm soát và làm giảm cơn đau. Khi phát hiện và được điều trị sớm bạn sẽ không cảm thấy đau đớn.

        👉Tủy sẽ không tự lành. Nếu không điều trị, trong một vài trường hợp cơn đau này có thể tự biến mất nhưng điều này không phải do răng tự khỏi mà do toàn bộ các dây thần kinh bên trong đã chết. Tệ hơn nữa là sự nhiễm trùng dần dần lan tỏa bên trong như than phát âm ỉ cháy trong đám lửa.

        👉Răng đang bị nhiễm trùng và đang chết dần. Khi quá trình này diễn ra bạn nên điều trị tủy nhằm ngăn chặn sự nhiễm trùng, tránh lây lan sang những răng khác và chấm dứt cơn đau.

        👉Tình trạng có thể sẽ xấu đi. Bỏ mặc không điều trị sẽ khiến vi khuẩn bên trong ống tủy di chuyển đến chân răng và di chuyển vào phần mô mềm của nướu và hàm. Điều này có thể gây nhiễm trùng toàn thân, có thể dẫn đến nguy cơ cho các bệnh nghiêm trọng hơn như đột quỵ, bệnh tim…

        👉Chữa tủy có thể giữ được răng. Không điều trị tận gốc sẽ gây đau đớn, nhiễm trùng và dẫn đến mất răng. Khi mất răng có thể dẫn đến hàng loạt những vấn đề khác như sâu những răng còn lại, bệnh về nướu. khớp cắn… và những vấn đề về sức khỏe khác.

        3.Các trường hợp cần chữa tủy (điều trị nội nha).

        👉Sâu răng với lỗ sâu lớn.
        👉Chấn thương răng.
        👉Viêm nha chu đã lan đếntủy, làm tủy bị viêm không hồi phục, tủy chết, tủy thối…
        👉Có khi răng tủy còn sống nhưng vẫn được điều trị nội nha do những yêu cầu của phục hình.

        4. Quy trình chữa tủy tại nha khoa Vcare




                                                      






            Việc điều trị tủy răng tại Nha khoa Vcare được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa với sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại, cùng với kỹ thuật điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội có sử dụng trâm xoay máy.
        Điều trị tủy có sử dụng máy đo xác định chiều dài chân, máy nội nha giúp làm sạch và tạo hình ống tủy tốt, tiết kiệm thời gian làm việc, khách hàng đỡ phải há miệng lâu so với làm thủ công file tay, Máy X-quang định vị chóp giúp kiểm tra tủy nhân tạo trước, trong và sau hàn.
        Điều trị tủy là kĩ thuật có từ lâu tuy nhiên điều trị bằng file máy mới ra đời được vài năm trở lại đây, và Nha khoa Vcare luôn luôn tiếp cận những công nghệ mới để hướng tới chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất cho mọi người.

















        5. Chăm sóc răng sau khi điều trị tủy
             Khi răng đã được điều trị tủy thì có nghĩa là phần tủy răng đó đã chết nên răng đó suy yếu hơn những răng còn lại. Vì thế, khi điều trị tủy cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho răng như:
             👉Chế độ ăn uống phù hợp, không cắn nhai thức ăn quá cứng, không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh (như nước đá, kem…)
             👉Tránh dùng lực nhai nhiều ở răng đã điều trị tủy
             👉Đánh răng với lực chải nhẹ nhàng
             👉Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, không dùng tăm tránh làm mòn răng đã điều trị tủy
             👉Nên đi khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời sâu răng; lý do là vì không còn dây thần kinh để dẫn truyền cảm giác đau khi bị sâu răng
             👉Trường hợp răng điều trị tủy đã được trám nay bị đổi màu, thì cần làm mão phục hình sứ.
            Điều cần lưu ý là sau điều trị tủy vài ngày, nếu xảy ra những điểm bất thường như sau thì cần đến gặp nha sĩ:
            💀 Đau răng kéo dài, thậm chí cơn đau dữ dội hơn so với trước khi điều trị
            💀 Viêm chung quanh răng
            💀 Cảm thấy áp lực tăng nhiều trong răng
            💀 Bị các tác dụng phụ khi uống thuốc

        Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

        Các thiết bị nha khoa thường dùng

        Muốn đem lại chất lượng điều trị cao thì ngoài tay nghề của y bác sĩ thì một phần không thể thiếu, đó là trang thiết bị. Cùng nha khoa chúng tôi tìm hiểu danh sách các thường được sử dụng ở phòng khám để biết và khỏi bỡ ngỡ khi đến khám răng.

        Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

        VAI TRÒ X QUANG RĂNG

        Lợi ích của chụp X quang răng
        Chụp X quang răng giúp cung cấp cho nha sĩ hình ảnh rõ ràng về vị trí và tình trạng của những chiếc răng bị sâu, bệnh nha chu, áp xe, u, nang hoặc nhiều vấn đề khác về răng miệng mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

        Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

        CẤY GHÉP IMPLANT

            Cấy ghép implant nhằm thay thế răng mất là một bước tiến của nha khoa hiện đại ngày nay. Cấy ghép Implant là giải pháp điều trị trong nha khoa nhằm thay thế một hay nhiều răng đã mất. Implant là một vít nhỏ có kích cỡ bằng một chân răng thật được làm bằng titane và đặt trong xương hàm thông qua phẫu thuật. Nhờ có implant, mất răng không còn là cơn “ác mộng” đối với nhiều người.

         
        Bỏ code ở đây chỉ hiển thị trên di động
        icon zalo

        Liên Hệ 090.123.2442