Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

HÀM GIẢ THÁO LẮP

         Hàm tháo lắp là kỹ thuật phục hình răng đơn giản, tối ưu để thay thế nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất nhưng không muốn mài răng hay cấy ghép Implant mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân nhiều tuổi.

    1. Ưu, nhược điểm của hàm răng giả tháo lắp

    1.1. Ưu điểm:

    • Tiết kiệm mô răng
    • Chi phí thấp: Trong số các phương pháp làm răng giả phổ biến hiện nay làm hàm răng giả tháo lắp có chi phí thực hiện rẻ nhất.
    • Tránh được các hoạt động cận chức năng có hại: nghiến răng...
    • Phù hợp khi không thể, trong khi chờ đợi  làm các loại phục hình khác.
    • Đảm bảo chức năng nhai cơ bản: hàm giả tháo lắp vẫn cung cấp cho Khách hàng khả năng ăn nhai cơ bản với những loại thực phẩm không quá cứng.

    1.2. Nhược điểm:

    •  Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là: nướu lợi giả, răng giả và bộ phận khung. Khung này làm bằng nhựa resine hay đúc bằng kim loại. Nếu người chưa quen sẽ thấy nó vướng víu, bất tiện như: tháo ra lắp vào.
    • Trên nền có gắn những chiếc răng giả thay thế các răng bị mất.  Sức nhai của răng giả yếu hơn răng thật.
    • Độ bền của loại hàm này cũng không cao, sau một thời gian ăn nhai nền hàm sẽ bị nong rộng gây lệch lạc trong khi ăn, khi đó bạn cần làm một hàm tháo lắp mới. Độ cảm biến thức ăn của hàm tháo lắp cũng không được như việc cấy ghép răng cố định, nếu vệ sinh hàm không tốt có thể gây nên một số bệnh lý răng miệng.

    2. Các loại hàm tháo lắp:

    Răng giả tháo lắp được phân thành một số loại như sau:


    2.1 Hàm tháo lắp nền nhựa cứng


                                    

    2.2 Hàm tháo lắp nền nhựa mềm
                                              
                                               

    2.3 Hàm khung tháo lắp




     2.4 Hàm khung liên kết



    3. Quy trình thực hiện làm răng tháo lắp tại Nha Khoa Vcare

    • Bước 1: Thăm khám, chụp X quang để kiểm tra tình trạng răng hàm
    • Bước 2: Vệ sinh răng miệng, lấy dấu mẫu hàm để chế tạo răng tháo lắp
    • Bước 3: Lắp răng giả tháo lắp và hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh

    4. Hướng dẫn sử dụng hàm tháo lắp

    •            Rửa ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm, xà bông và nước muối nhất là sau khi ăn (không dùng kem đánh răng vì dễ bào mòn răng giả tháo lắp).
    •            Một lần/ngày ngâm răng giả tháo lắp trong nước giấm 50%, nước muối để ngăn sự phát triển của vi nấm
    •            Nước sôi sẽ làm cong hàm răng giả tháo lắp. Các hóa chất ăn mòn hoặc tẩy rửa quá mạnh sẽ làm trầy mất màu hàm. Thao tác quá mạnh tay sẽ làm vỡ hàm giả.

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     
    Bỏ code ở đây chỉ hiển thị trên di động
    icon zalo

    Liên Hệ 090.123.2442