Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

SÂU RĂNG VÀ PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG NHƯ THẾ NÀO?

SÂU RĂNG VÀ PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG NHƯ THẾ NÀO?
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC


    1. Sâu răng và những hiểu lầm

           90% trẻ em Việt Nam đã và đang bị sâu răng, và bạn luôn nghĩ rằng có 1 con sâu đục khoét trong răng của bạn??? ăn chua, uống nước đá,… gây sâu răng, uống kháng sinh nhiều gây hỏng men răng, cần phải diệt hết vi khuẩn trong miệng thì sẽ không bị sâu răng ??? Hãy cùng nha khoa Vcare tìm hiểu về bệnh sâu răng, những thói quen có hại và cách phòng ngừa sâu răng.



    H1.1 các yếu tố gây sâu răng

    Bạn sẽ không nhìn thấy “con sâu răng” nào đâu, bởi khi bạn ăn đồ ăn có đường, vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành acid và thời gian dài acid sẽ làm ăn mòn (mất khoáng) hình thành lỗ sâu (minh họa H1.1)

    2. Ăn chua, uống soda, nước ngọt có gây sâu răng ?

           Trong thức ăn chua hay soda, nước ngọt có chứa một vài loại acid yếu có thể gây mất khoáng bề mặt răng, tức làm yếu răng của bạn chứ không có vi khuẩn sâu răng và thức ăn nên chưa đủ yếu tố để hình thành sâu răng. Biểu hiện bằng những đốm trắng trên bề mặt răng, giai đoạn này men răng có thể hồi phục, chưa cần trám mà chỉ cần điều trị dự phòng




    H1.2. Đốm trắng trên răng do mất khoáng

    3. Uống nước đá gây sâu răng?

             Không, nước đá làm giảm nhiệt độ đột ngột trong môi trường miệng, làm cho hệ số giãn nở nhiệt của các thành phần của răng thay đổi đột ngột có nguy cơ gây nứt răng cao, đặc biệt khi cắn, nhai đá lạnh.

    4. Uống nước ép trái cây tốt cho răng?

    Đa số các loại nước trái cây có acid yếu, có thể làm mất khoáng men răng nếu uống nhiều và liên tục.

    5. Uống nhiều kháng sinh gây hỏng răng?

    Không phải tất cả mà chỉ có kháng sinh tetracycline gây nhiễm màu răng khi dùng ở trẻ <=14 tuổi hoặc mẹ đang mang thai 6 tháng cuối. tuy nhiên loại kháng sinh này hiện nay rất hiếm dùng và có nhiều dòng thay thế.

    6. Cần phải diệt hết vi khuẩn trong miệng thì sẽ không bị sâu răng?

           Bất khả thi, bởi khoang miệng là cửa ngõ đường ăn và đường thở nên nó luôn chứa hàng triệu vi khuẩn với khoảng 600 chủng, không phải tất cả mọi vi khuẩn đều gây sâu răng mà chỉ có vài chủng cơ bản, và khi đạt đủ số lượng mới gây ra sâu răng.

    7. Dự phòng sâu răng tại nhà:

            Khi con bạn còn nhỏ rơ miệng là một phương pháp làm sạch răng nướu cần thiết.
            Khi bé khoảng 2 tuổi bắt đầu bắt chước và có thể tập đánh răng với nước muối để làm quen.
            Trẻ trên 3 tuổi bắt đầu biết khạc nhổ ra ngoài thì bạn hãy bắt đầu cho bé đánh răng vói kem dành cho trẻ ở dạng vết.
            Khi bé trên 12 tuổi dùng kem đánh răng chung với người lớn, lượng kem bằng hạt đậu, hoặc ¼ - 1/3 chiều dài bàn chải.

    8.  Con bạn vẫn bị sâu răng dù đánh răng nhiều lần, có cách nào dự phòng hiệu quả nữa không?

    H1.3 trước và sau trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng cho trẻ

    Có, nha sĩ của bạn sẽ có những phương pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả hơn bổ sung cho vệ sinh răng miệng hàng ngày như:

    👉 Bôi vernish flour cho bé hoặc trẻ có nguy cơ sâu răng cao 6 tháng/ lần

    👉Trám bít hố rãnh dự phòng ở răng sữa hay răng vĩnh viễn mới mọc cho trẻ.

    👉Hãy là những ông bố bà mẹ thông thái, đừng chờ trẻ bị sâu răng, đau răng mới đi chữa mà hãy giáo dục và dự phòng,chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ bây giờ.




    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     
    Bỏ code ở đây chỉ hiển thị trên di động
    icon zalo

    Liên Hệ 090.123.2442